Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/03/2017

Trẻ sơ sinh ho có đờm, mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh ho có đờm, mẹ phải làm sao?
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ bị các vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, vào những lúc thời tiết thay đổi thất thường, trẻ có nguy cơ thường bị ho, sổ mũi, thậm chí ho từng cơn, ho có đờm... Nếu trường hợp thấy trẻ sơ sinh ho có đờm mẹ cần xử lý ngay cho trẻ kẻo để càng lâu sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Khác với những cơn ho thông thường, trẻ sơ sinh ho có đờm không chỉ làm bé khó chịu, quấy khóc mà còn có thể gây nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng đến việc bú mẹ. Trẻ ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

– Cơ thể trẻ nhiễm các loại bệnh virut sởi, ho gà, thủy đậu

– Trẻ bị lây nhiễm virut gây ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh.

– Do thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ không thích nghi.

Trẻ bị dị ứng với không khí ô nhiễm, khói bụi và phấn hoa.

Xử trí khi trẻ sơ sinh ho có đờm
Trẻ sơ sinh ho có đờm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị cảm, ho hay gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, nhiều mẹ sẽ ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và điều trị ngay. Tuy nhiên, cũng không ít mẹ sử dụng những bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là những bài thuốc chữa ho phổ biến nhất, mẹ tham khảo thử nhé!

1. Chưng quất với đường phèn

Theo đông y, trái quất có vị chua ngọt, tính mát. Trong quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng virus và kháng khuẩn. Đường phèn có hương vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế. Dùng quất chưng với đường phèn bằng hấp cách thủy sẽ giúp bé trừ ho, trừ đờm. Đường phèn ngọt nên bé dễ uống.

Cách làm: Dùng 2-3 quả quất còn xanh, cắt nhỏ, sau đó cho ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Cho bé dùng nguội, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

2. Chanh đào hấp cách thủy

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, mẹ có thể cho bé uống chanh đào sẽ khỏi. Với chanh đào, mẹ có thể làm nhiều cách. Mẹ có thể ngâm chanh đào với muối, mật ong và đường phèn. Trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưng chanh đào với đường phèn, trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể chưng với mật ong.

Cách làm: Mẹ thái chanh đào thành từng miếng mỏng cho vào chén, sau đó cho đường phèn vào chén và hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Mẹ cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần là 1 thìa cà phê.

3. Lá hẹ chưng đường phèn

Lá hẹ được biết đến là một vị thuốc, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm gối. Vì vậy, dân gian thường lấy lá hẹ để chữa rất nhiều loại bệnh như: đi tiểu nhiều, đái són, mộng tinh… và đặc biệt lá hẹ có thể trị ho cho trẻ hiệu quả.

Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cho vào bát, sau đó cho ít đường phèn vào và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

4. Rau diếp cá và nước vo gạo

Rau diếp cá được xem là loại thuốc kháng sinh, có tác dụng trị ho cho trẻ cực hiệu quả.

Cách làm: Lấy khoảng 15 lá diếp cá, rửa sạch cho vào cối giã thật nhuyễn. Sau đó cho nước gạo vào cùng rau diếp cá và đun khoảng 20 cho rau diếp cá chín nhừ thì nhấc xuống. Lọc bã ra, để nguội sau đó cho trẻ uống. Mẹ có thể cho chút xíu đường vào để trẻ dễ uống hơn. Mỗi ngày mẹ cho bé uống 2-3 lần.

Lưu ý: Cho trẻ uống sau khi ăn 60 phút, không nên cho bé uống trước và sau giờ ăn liền. Khi cho bé uống loại nước này, mẹ cũng nên kiêng cho trẻ ăn thịt gà, cua, tôm.

5. Lá húng chanh

Lá húng chanh có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron, đây là thành phần có tác dụng làm tiêu đờm, trừ độc, nên rất tốt để chữa ho có đờm ở trẻ sơ sinh.

Cách làm: Lá húng chanh rửa sạch giã dập, sau đó cho nước sôi vào khoảng 10ml, để cho ngấm cho tinh dầu ra tiết ra nước, sau đó gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần. Ngoài ra, mẹ có thể cho húng chanh, quất vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho ít đường phèn và cho hấp cách thủy khoảng 20 phút. Để nguội cho bé uống ngày 2 lần, uống liên tục chừng 2 ngày là bé khỏi bệnh.

6. Hạt chanh

Trẻ sơ sinh ho có đờm, ngoài những cách trên, mẹ có thể dùng bài thuốc này cũng giúp bé nhanh giảm ho và tiêu đờm.

Cách làm: Mẹ dùng hạt chanh giã nhuyễn, sau đó cho đường phèn và nước lọc vào rồi đem hấp cách thủy chừng 20 phút. Lấy ra, để nguội và cho bé uống ngày 4-6 lần, mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê.

7. Quả lê

Theo Đông Y, quả lê có vị ngọt, tính hàn bổ phế và vị giúp trẻ hết ho và tiêu đờm.

Cách làm: Lấy khoảng 100gr lê cắt thành miếng nhỏ, sau đó nấu nhừ, sau đó lọc bã, thêm nước và một chút đường phèn vào nấu nấu sôi. Cho bé uống 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2-3 thìa cà phê.

Trên đây là những phương pháp dân gian chữa ho, tiêu đờm cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Hầu hết những trường hợp trẻ sơ sinh ho có đờm đều không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ ho có đờm đi kèm những dấu hiệu như sốt cao liên tục, khó thở, hơi thở nông, cơ thể tím tái… mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x