Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/11/2017

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi mà tất cả các bậc phụ huynh đều thắc mắc và lo lắng, đặc biệt với những người lần đầu tiên làm cha mẹ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, có thể thiếu máu cấp tính và thiếu máu mạn tính. Bệnh cũng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và trẻ bị thiếu máu phải làm sao?

Bệnh thiếu máu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu (RBCs) khỏe mạnh trong cơ thể xuống quá thấp. RBCs chứa haemoglobin, có nhiệm vụ đưa khí oxy đến các mô của cơ thể. Khi RBCs xuống thấp sẽ gây ra bệnh thiếu máu với các triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, gây áp lực lên các cơ quan khác của cơ thể.

trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không 2
Bệnh thiếu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào

Bệnh thiếu máu không phân biệt giới tính, độ tuổi, chỉ số cơ thể. Nam giới, phụ nữ và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Người gầy hay người mập cũng khó đoán được có mắc bệnh hay không. Vì vậy, mẹ cũng đừng chủ quan với bé cưng nhé!

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có thể do nhiều vấn đề gây ra, trong đó 3 nguyên nhân chính gồm:

  • Sự phá hủy quá mức của RBCs
  • Sự sản sinh RBCs không đủ
  • Mất máu

Đối với trẻ em, bệnh thiếu máu còn do rối loạn di truyền, bệnh truyền nhiễm, chế độ dinh dưỡng thiếu sắt hay vitamin…

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Trước khi tìm hiểu trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không, mẹ hãy cũng xem qua những dấu hiệu nhận biết bệnh để kịp thời phát hiện và chữa trị cho trẻ. Trẻ bị thiếu máu thường có những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi dù ngủ nhiều, ăn đủ bữa
  • Thiếu năng lượng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy
  • Da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt
  • Tay, chân tê dại hoặc lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón

Trường hợp thiếu máu nhẹ thường không có biểu hiện rõ rang, rất khó nhận biết. Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu do chế độ ăn thiếu chất sắt, dinh dưỡng.

Trẻ bị thiếu máu dẫn đến bệnh gì?

Câu trả lời là có. Trẻ bị thiếu máu có ít oxy trong máu. Tim của trẻ vì thế phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát hoàn thiện, khi làm việc quá sức sẽ dễ dẫn đến những tổn thương.

Nếu không điều trị, tình trạng thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trẻ, khiến trẻ chậm phát triển.

Các dạng khác nhau của thiếu máu

Nhận diện được nguyên nhân và dấu hiệu, mẹ cũng cần biết thiếu máu có nhiều dạng:

  • Thiếu máu do thiếu chất sắt: Đây là dạng thường gặp nhất của thiếu máu, do không đủ lượng sắt trong máu. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu sắt. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em nhất, do tình trạng kén ăn của các bé.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Tình trạng thiếu máu này xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thu vitamin B12. Nguyên nhân do dạ dày và ruột yếu, hoặc do yếu tố di truyền.
  • Thiếu máu do thiếu axit folic: Tương tự như thiếu vitamin B12 nhưng trường hợp này không gây tổn thương đặc biệt cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, thiếu axit folic có thể gây trầm cảm. Loại thiếu máu này ít gặp ở trẻ em mà thường gặp ở thai phụ, người có hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Thiếu máu tan huyết: Trường hợp này xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hoặc thương tổn do nhiễm trùng, do thuốc hoặc do di truyền.

Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh, mẹ cần chăm sóc bé bằng chế độ ăn uống khoa học của chính mình và chế độ cho bé ăn dặm đầy đủ dưỡng chất.

trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không 1
Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị thiếu máu mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe

Thực phẩm giàu chất sắt sẽ tốt cho sự phát triển của haemoglobin. Các thực phẩm bao gồm thịt nạc đỏ, gan, cá, các loại đậu và rau lá xanh đậm.

Thực phẩm giàu vitamin B12 và a-xit folic cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ như trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối.

Nếu trẻ kén ăn hoặc cơ thể khó hấp thu, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc bổ sung. Viêc bổ sung sắt nên uống trong hoặc sau bữa ăn, kèm với thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thụ sắt tốt nhất. Không uống viên sắt chung canxi vì chúng ngăn cản sự hấp thu của sắt. Mẹ nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ dùng bất kỳ sản phẩm tá dược nào.

Giải đáp được thắc mắc trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không rồi, nếu trẻ có biểu hiện của thiếu máu mẹ ngay lập lức nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của bé và đưa trẻ đi khám sức khỏe ngay nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x