Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/09/2020

Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp và các điều trị

Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp và các điều trị
Lác mắt, bệnh về võng mạc, tật khúc xạ mắt ở trẻ em... là những loại bệnh phổ biến mà nhiều bé hay gặp phải. Thậm chí, trẻ có thể gặp chứng đục thủy tinh thể nguy hiểm. Mẹ nên quan tâm sức khỏe đôi mắt con ngay khi con còn bé.

Các bệnh về mắt ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hại đến thẩm mỹ và tương lai của bé. Vì vậy bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi và tìm hướng phòng ngừa, điều trị kịp thời nhằm mang lại cho bé yêu đôi mắt khỏe mạnh.Các bệnh về mắt ở trẻ em

Vật lý học lý giải loạn thị là những bất thường khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt cận, viễn và loạn thị khác so với mắt chính thị.

Khi bị viễn thị, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc. Trẻ bị viễn thị nhìn kém cả ở khoảng gần cũng như khi nhìn xa.

4. Loạn thị

Trẻ mắc bệnh loạn thị khi có rối loạn về chức năng thị giác mà trẻ nhận thức được. Còn theo khoa học, loạn thị được lý giải là khi hệ quang học cho ảnh của một điểm không phải là một điểm, mà là hai đường thẳng gọi là tiêu tuyến. Khoảng cách của hai tiêu tuyến xác định độ loạn thị. Tiêu tuyến trước tạo bởi kinh tuyến có triết quang cao nhất và tiêu tuyến sau bởi kinh tuyến có triết quang thấp nhất. Mỗi tiêu tuyến đều thẳng góc với kinh tuyến gốc.

5. Nhược thị

7. Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là hiện tượng đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc. Khi bị mờ đục, tầm nhìn của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân bệnh được xác định do di truyền, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp các bệnh lý toàn thân. Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt.

Thị lực giảm tỷ lệ thuận với mức độ đục thủy tinh thể. Trẻ cũng có thể bị lóa mắt vì đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây lóa mắt, gây khó chịu cho người bệnh.

Hoặc mắt trẻ nhìn gần tốt hơn so với trước đó do mắt bị đục thủy tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hóa, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lác mắt.

♦ Cách nhận biết

Mắt trẻ có ánh hồng, khi chiếu đèn vào soi thấy có ánh trắng trong mắt.

Việc phát hiện sớm giúp trẻ phục hồi được những tổn thương do đục thủy tinh thể bẩm sinh gây ra. Điều trị muộn sẽ không phục hồi được.

Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non

♦ Cách nhận biết:

Con cần được khám mắt khi vừa sinh ra. Bệnh được phát hiện càng sớm thì các biện pháp điều trị càng đạt hiệu quả cao.

Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ sử dụng những dụng cụ, máy móc chuyên dụng để khám đáy mắt cho trẻ như soi đáy mắt gián tiếp… để phát hiện bệnh ở những giai đoạn khác nhau và có biện pháp điều trị thích hợp.

9. Đau mắt đỏ

Đây là một trong các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em và dễ gây ra dịch và phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nhất là trẻ em. Tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

Bệnh dễ lây lan qua môi trường bởi sự tiếp xúc gần, tia bọt bắn ra lúc trẻ nói chuyện. Đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời điểm giao mùa và dễ tạo thành dịch.

10. Đau mắt hột

Cũng giống như đau mắt đỏ, bệnh lý này cũng rất dễ lây lan. Khi nhiễm đau mắt hột, trẻ sẽ có cảm giác ngứa và khô rát mắt, tuyến hạch trước tai sưng to, xuất hiện những hạt nhỏ li ti ở mắt, nhiều trường hợp mạch máu của giác mạc bị che lấp đi.

11. Viêm kết mạc

Đây là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc, dẫn tới tình trạng mắt sẽ bị đỏ, chảy nước mắt và bị ngứa. Bệnh có nguyên nhân từ: viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc kích ứng, viêm kết mạc dị ứng.

12. Viêm giác mạc

Viêm kết mạc bị nặng có thể dẫn đến loét giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của bé. Viêm giác mạc có thể do: rách, xước giác mạc, dị vật tác động, bỏng hóa chất do trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu gây ra. Bệnh nên được điều trị sớm để không để lại những biến chứng đáng tiếc cho trẻ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt ở trẻ em

1. Công nghệ hiện đại = “hại điện”

Các tia bức xạ của máy tính, tivi, các thiết bị công nghệ hiện đại khi tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào thần kinh thị giác. Khảo sát thực tế cho thấy 82,4% số người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc với máy tính đều mắc các bệnh về mắt.

Vì thế, ba mẹ hạn chế để con tiếp xúc với những “người bạn” không thân thiện này. Thỉnh thoảng vẫn có thể phá lệ cho con xem, nhưng tuyệt đối không để xem quá lâu.

2. Đọc sách sai cách

Tư thế ngồi sai hoặc giữ khoảng cách bất hợp lý từ mắt tới sách sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị. Căn bệnh về mắt này vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ sắp đến trường và trong độ tuổi đi học.

Khi nhìn chữ hoặc đồ vật gần liên tục trong một thời gian dài, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ mọi vật. Các tế bào thần kinh thị giác sẽ trở nên “mệt mỏi”. Do đó, nên hướng dẫn trẻ giữ khoảng cách thích hợp với việc quan sát mọi vật là từ 30-50cm.dạy trẻ đọc sách đúng cách để không bị cận thị

3. Vệ sinh và môi trường

Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm thị lực yếu dần. Ngoài ra, vệ sinh mắt không đúng cách cũng là thủ phạm gây ra các bệnh về mắt.

Để sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh, trẻ cần được vệ sinh mắt đúng cách, từ rửa mắt, tra thuốc nhỏ mắt, tập thể dục cho mắt thường xuyên…

4. Ăn uống nghèo nàn

Dinh dưỡng hợp lý cũng là một trong những yếu tố đảm bảo đôi mắt khỏe mạnh. Các tế bào thần kinh thị giác cần được cung cấp đầy đủ vitamin A. Khi cơ thể thiếu loại vitamin này, trẻ rất dễ mắc các bệnh về mắt như: khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt… Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ các vitamin C và E cũng rất có ích cho sự phát triển thị lực ở trẻ nhỏ.

Bảo vệ con yêu khỏi các bệnh về mắt ở trẻ em

1. Chăm sóc mắt càng sớm càng tốt

Bạn nên bắt đầu chế độ chăm sóc thị lực cho bé càng sớm càng tốt. Trẻ em cần được khám mắt trong vài tuần kể từ sau khi sinh, tiếp đến trong đợt khám sức khỏe khi trẻ được 2 tuổi, thêm nữa là buổi kiểm tra khi trẻ lên lớp một ở trường tiểu học.

  • Các loại rau: rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, rau muống, tía tô, rau ngò, rau cần, rau khoai lang, rau hẹ
  • Các loại trái cây: Cam như đu đủ, cà rốt, gấc, bí đỏ, ớt vàng Đà Lạt

♦ Thực phẩm giàu vitamin C

♦ Thức ăn giàu selenium

Đây là chất chống oxy hóa, góp phần bảo vệ mắt. Selenium có nhiều trong các thực phẩm như:

  • Hải sản: Cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến
  • Ngũ cốc
  • Nội tạng: Cật, gan
  • Trứng
  • Dầu hướng dương
  • Dầu mè

♦ Thực phảm giàu kẽm, magiê

Mỗi ngày trẻ cần được bổ sung khoảng 12-15mg/ngày kẽm, magiê. Mẹ có thể tìm kiếm các khoáng chất này trong các loại thực phẩm như:

  • Hải sản, đặc biệt là hàu
  • Thịt đỏ
  • Gan
  • Trứng
  • Sữa
  • Đậu đỗ

Trên đây là các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập trong bài viết về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.

N.Ngân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x