Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/07/2016

Tuyệt chiêu trị "bệnh nhõng nhẽo"

Tuyệt chiêu trị "bệnh nhõng nhẽo"
Các bé mẫu giáo và mới đi học còn dựa dẫm vào người lớn trong mọi khía cạnh từ thức ăn, nước uống, tình cảm, đồ chơi, di chuyển... , tất cả mọi thứ mà bạn có thể liệt kê. Có thể bạn không biết nhưng nhõng nhẽo chính là cách bé muốn thúc đẩy nhu cầu của mình bằng cách thu hút sự chú ý của người khác

Để bé không quá lạm dụng việc mè nheo, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý bên dưới.

Nhắc nhở mỗi khi bé nhõng nhẽo

Người lớn thường tự cho rằng các bé tự biết giọng điệu nhõng nhẽo của mình nghe kinh khủng ra sao, nhưng sự thật có thể không phải vậy. Nếu bạn cảm thấy rằng bé đang nhõng nhẽo, bạn nên nói cho bé và yêu cầu bé sử dụng giọng bình thường của bé thay vì la hét.

Bạn có thể thử diễn cho bé nghe trong trường hợp bé không thấy được sự khác biệt trong giọng nói của mình. Một số chuyên gia đề nghị rằng bạn nên ghi âm bé, cả khi bé đang nhõng nhẽo và khi bé đang nói chuyện bình thường. Khi cả bạn và bé đang trong tâm trạng tốt, mở băng cho bé nghe và cùng trao đổi về nó. Hãy giải thích cho bé hiểu rằng nếu bé nhõng nhẽo sẽ khiến người khác bực mình và không muốn nghe thêm những gì bé nói.

>>> Xem thêm: Những sai lầm cần tránh trong cách nuôi dạy con

Dạy con cách đưa ra yêu cầu đúng lúc

Nhõng nhẽo là cứu cánh cuối cùng khi bé đã cố gắng và thất bại trong việc thu hút sự chú ý của bố mẹ. Đó là lý do tại sao bạn thường nghe bé nhõng nhẽo khi bạn đang mải nói chuyện với một ai đo, khi bạn đang chăm chú theo dõi một chương trình TV, đọc sách và lờ bé đi. Nói tóm lại, bất cứ khi nào bạn tập trung vào một việc gì khác và bé cần sự giúp đỡ của bạn thì đó là thời điểm thích hợp cho bé nhõng nhẽo.

Bất cứ khi nào bé yêu cầu một việc gì đó theo cách dễ chịu, hãy cố gắng đáp ứng yêu cầu của bé ngay khi bạn có thể. Ngược lại, nếu bé đòi hỏi khi bạn đang bận giải quyết một công việc nào đó, bạn nên bảo bé chờ đợi và kiên nhẫn. Nếu bé muốn chen ngang quãng thời gian này, tất nhiên, bạn vẫn có thể đáp ứng trước những lời hỏi xin lịch sự, đáng yêu.

Nếu bạn đang dở tay làm việc gì thì bạn nên dành ra vài giây để ghi nhận nhu cầu của bé và cho bé khoảng thời gian ước lượng mà bạn có thể đáp ứng yêu cầu của bé và đảm bảo thời gian bạn hứa với bé là thời gian thực.

>> Xem thêm: Dạy con ngoan: Tôn trọng lời hứa

Cho bé thấy cách tốt hơn để chỉ đích danh vấn đề

Đôi khi bé nhõng nhẽo vì bé không thể bộc lộ cảm xúc, vì thế hãy giúp bé thể hiện bản thân khi bạn có thể. Ví dụ, bạn có thể nói với bé, “mẹ có thể thấy bây giờ con đang buồn. Đó có phải là vì bây giờ mẹ không thể dắt con đi bơi không?” Điều này sẽ giúp bé trao đổi cởi mở với bạn.

Bé mẫu giáo đã đủ lớn để hiểu bạn cảm thấy như thế nào khi bé nhõng nhẽo, tuy nhiên thời điểm tốt nhất để nói chuyện với bé không phải là lúc giọng bé đang thét cao lên. Khi cả bạn và bé đều bình tĩnh, hãy bảo bé, ” mẹ không thích cách con đòi ăn kem như chiều nay. Nếu con thật sự muốn một cái gì, con sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt những gì con muốn nếu con hỏi xin mẹ bằng giọng tử tế.”

be nhong nheo 1
Bạn không nên nhượng bộ mỗi khi con nhõng nhẽo

Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để đọc sách, chơi game hoặc chỉ đơn giản là vui vẻ cùng bé. Khi bé nhận thấy có nhiều cách khác để nói nhu cầu của bé một cách có hiệu quả và việc nhõng nhẽo không đem lại kết quả gì, tiếng nhõng nhẽo sẽ mất dần.

Ngăn chặn sự cáu kỉnh

Bạn có thể không chú ý, nhưng bé thường cáu kỉnh, lớn giọng khi đang đói, mệt. Thay vì dắt một đứa trẻ đang đói bụng đi mua sắm trước bữa tối và mong bé sẽ ăn tạm ít bánh quy, bạn nên cho bé ăn trước khi đi hoặc mang theo cho bé những món ăn nhẹ bổ dưỡng mà bé có thể ăn trên đường đi hoặc trong cửa hàng. Bằng cách này, mọi việc sẽ dễ dàng hơn cho cả bạn và bé.

Trả lời một cách kiên định

Cho dù yêu cầu của bé có hợp lý hay không, điều quan trọng là cho bé biết rằng cách bé hỏi xin không có hiệu quả. Hãy nói, “mẹ không thể hiểu ý con khi con nói chuyện kiểu đó. Làm ơn hãy sử dụng giọng bình thường của con và mẹ sẽ vui vẻ lắng nghe những gì con nói”. Hãy giữ giọng nói và cử chỉ khuôn mặt một cách trung lập. Việc bạn nóng giận chỉ càng “đổ dầu vào lửa” mà thôi. Điều quan trọng nhất là giữa lời nói và việc làm phải thống nhất nhau và không nên nhượng bộ hành vi không đúng của bé.

Đôi khi, áp dụng chiến thuật tảng lờ

Điều cuối cùng bạn muốn bé mẫu giáo học được là nhõng nhẽo nơi công cộng không phải là cách tốt để đạt được những gì bé muốn, vì thế hãy bám sát những nguyên tắc do bạn đặt ra. Cho dù bạn ở đâu, bạn đang ngồi với ai và cho dù bé sử dụng giọng điệu nào, bạn cũng nên giữ bình tĩnh. Không nên tức giận hoặc nhượng bộ bé. Vì chỉ cần nhượng bộ một lần, bạn sẽ nghe bé nhõng nhẽo thêm nhiều lần về sau nữa đấy!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x